PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
TRƯỜNG TH&THCS BÌNH MINH
Video hướng dẫn Đăng nhập

TRƯỜNG TH&THCS BÌNH MINH

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỀ LUẬT TRẺ EM, QUYỀN THAM GIA CỦA TRẺ EM

Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các em học sinh yêu quý !

Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào TTN, năm học 2024-2025

Liên đội trường TH&THCS Bình Minh xây dựng kế hoạch tổ chức buổi tuyên truyền về” Luật trẻ em, quyền tham gia của trẻ em”.

Trẻ em là tương lai của nhân loại, của thế giới, của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng và mỗi gia đình. Vì vậy nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên và nhi đồng là trách nhiệm của toàn xã hội. Liên hợp quốc đã thông báo rằng: "Trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt, tất cả trẻ em trong hay ngoài giá thú đều được hưởng sự bảo trợ xã hội như nhau". Nhiều thập kỷ qua, việc chăm sóc trẻ em ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã được quan tâm ở những mức độ khác nhau, song do các yếu tố chủ quan và khách quan như thiên tai, mất mùa, chiến tranh, hoặc do trình độ dân trí thấp trẻ em vẫn còn phải gánh chịu những nỗi đau, những thiệt thòi, trẻ em vẫn bị đói rét và vẫn bị giết hại trong những cuộc chiến, thậm chí vẫn bị bắt buộc cầm súng ra trận, hoặc phải tự lao động nuôi thân quá sớm, hoặc bị mua bán, xâm hại.

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990. Vào ngày 5-4-2016 tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã biểu quyết thông qua Luật Trẻ em 2016 thay thế Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004. Theo đó, Luật Trẻ em năm 2016 gồm 7 chương với 106 điều. Luật đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thúc đẩy việc thực hiện ngày càng tốt hơn những quyền cơ bản của trẻ em mà Việt Nam là một trong các quốc gia phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc. Luật trẻ em đã kế thừa những quy định cơ bản của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, đồng thời sửa đổi, bổ sung rất nhiều quy định mới nhằm cụ thể hóa Hiến pháp 2013, Công ước Quyền trẻ em và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, phát triển của trẻ em trong giai đoạn hiện nay. Được đổi tên từ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Trẻ em phản ánh đầy đủ hơn nội dung và phạm vi của Luật. Tên gọi mới này vừa ngắn gọn vừa phản ảnh đầy đủ hơn nội dung và phạm vi điều chỉnh của luật về đối tượng đặc thù là trẻ em.

Luật Trẻ em gồm 7 chương với 106 điều (tăng 2 Chương và 46 điều so với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004), cụ thể:

Chương I: Quy định chung; gồm 11 điều từ điều 1 đến điều 11

Chương II: Quyền và Bổn phận của trẻ em gồm 30 điều (từ điều 12 đến điều 41)

Chương III: Chăm sóc và giáo dục trẻ em; gồm từ điều 42 đến điều 46

Chương IV: Bảo vệ trẻ em gồm 27 điều từ điều 47 đến điều 73

Chương V: Sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em gồm 5 điều từ điều 74 đến điều 78

Chương VI: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em gồm 24 điều từ điều 79 đến điều 102

Chương VII: Điều khoản thi hành gồm 4 điều từ điều 103 đến điều 106.

Luật Trẻ em có một số nội dung cơ bản, như sau:

Thứ nhất, về tên gọi, Luật trẻ em thay cho tên cũ là Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Tên mới mang tính chất khái quát, có phạm vi rộng, cho phép chứa đựng được đầy đủ hơn các nội dung hoạt động liên quan quyền trẻ em.

Về định nghĩa Trẻ em, không quy định giới hạn là công dân mà thay bằng từ là Người dưới 16 tuổi. Quy định này có nghĩa mở rộng đối tượng áp dụng của Luật không chỉ trẻ em là công dân Việt Nam mà còn bao gồm cả trẻ em là người nước ngoài không phải công dân Việt Nam nhưng đang cư trú tại Việt Nam.

Luật cũng bổ sung các khái niệm mới về bảo vệ trẻ em như: Chăm sóc thay thế, người chăm sóc trẻ em; xâm hại trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực trẻ em; bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em; giám sát việc thực hiện quyền trẻ em. Những khái niệm mới này nhằm thống nhất nhận thức, tạo cơ sở chuẩn mực pháp lý trong việc đánh giá các hành vi của xã hội trước thực tiễn hiện nay, cụ thể:

Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em.

Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ; trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Người chăm sóc trẻ em là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.

Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.

Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.

Giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em là việc xem xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan về trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các ý kiến, kiến nghị của trẻ em, bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Thứ hai, Về quyền của trẻ em: Từ điều 12 đến điều 46, bao gồm 25 điều về các nhóm quyền cuả trẻ em và 5 điều về bổn phận của trẻ em Các điều được sắp xếp theo 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em về sống, phát triển, bảo vệ và tham gia. Những quy định này kế thừa Luật BVCS và GD TE năm 2004, nhưng có bổ sung 13 điều quy định mới nhằm cụ thể hóa quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2015, đồng thời làm hài hòa với Công ước quyền trẻ em và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay.

Luật trẻ em năm 2016, kế thừa Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, các bổn phận của trẻ em được quy định cụ thể phù hợp với chế định về nghĩa vụ công dân của Hiến pháp 2013, trẻ em có bổn phận đối với gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội, quê hương, đất nước. Đặc biệt (điều 41) quy định về bổn phận đối với bản thân trước khi có trách nhiệm với người khác, các em cần biết quý trọng giá trị của bản thân và có trách nhiệm tự bảo vệ mình.

Thứ ba, về chăm sóc và giáo dục trẻ em được qui định từ điều 42 đến điều 46 bao gồm các quy định có tính nguyên tắc, tổng quát về chính sách của nhà nước nhằm bảo đảm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, làm cơ sở cho hoạch định chính sách bảo đảm thực hiện các nhóm quyền và phát triển của trẻ em.

Về bảo đảm chăm sóc, Luật trẻ em năm 2016 quy định mang tính nguyên tắc về các biện pháp cơ bản nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận với chăm sóc, giáo dục sức khỏe. Trong đó có quy định chính sách đối với trẻ trong giai đoạn đầu đời (thông qua thực hiện các biện pháp chăm sóc bà mẹ mang thai), chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt chăm sóc trẻ em dưới 36 tháng tuổi; vấn đề phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định của pháp luật; xóa bỏ phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em; (ưu tiên đối với các vùng khó khăn, miền núi, các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt), để trẻ em được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh và điều kiện vệ sinh cơ bản. Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế phù hợp với độ tuổi, (điều 43).

Thứ tư, về bảo vệ trẻ em (từ điều 47 đến điều 73), khắc phục hạn chế của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, chưa quy định một cách rõ ràng các biện pháp bảo vệ trẻ em ba cấp độ, Luật trẻ em năm 2016 quy định cụ thể biện pháp bảo vệ trẻ em từ phòng ngừa, hỗ trợ đến can thiệp cùng với trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để bảo đảm trẻ em được an toàn, được hỗ trợ và can thiệp kịp thời khi có nguy cơ hoặc đang bị xâm hại. Luật cũng quy định các loại hình, điều kiện hoạt động, thẩm quyền thành lập, cấp đăng ký, đình chỉ, chấm dứt hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Ngoài ra, Luật còn quy định việc áp dụng các hình thức chăm sóc thay thế đối với trẻ em nhăm bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường gia đình và được chăm sóc thay thế khi bị mất môi trường gia đình hoặc không thể cùng cha đẻ, mẹ đẻ.

Luật Trẻ em quy định cụ thể các nội dung về các cấp độ bảo vệ trẻ em (phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp) và trách nhiệm thực hiện; cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; chăm sóc thay thế; các biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng.

Một trong những điểm mới nổi bật của luật Trẻ em là quy định cụ thể các yêu cầu bảo vệ trẻ em; các cấp độ bảo vệ trẻ em; trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em; cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; chăm sóc thay thế; các biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng.

Có cấp độ bảo vệ trẻ em đó là phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp. Các biện pháp bảo vệ này được quy định một cách cụ thể, cùng với trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để bảo đảm trẻ em được an toàn, được hỗ trợ và can thiệp kịp thời khi có nguy cơ hoặc đang bị xâm hại.

Quy định về chăm sóc thay thế nhằm bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường gia đình và được chăm sóc thay thế khi không còn trong môi trường đó hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Trên cơ sở hệ thống hóa các nguyên tắc áp dụng đối với người chưa thành niên trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính theo các văn bản pháp luật hiện hành, luật đã cụ thể hóa các biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng.

Các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp được quy định cụ thể, cùng với trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc bảo vệ trẻ em. Luật quy định các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ở cả ba cấp độ, không chỉ dừng lại ở việc can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Luật Trẻ em quy định cụ thể trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.

Quy định về chăm sóc thay thế nhằm đảm bảo trẻ em được sống trong môi trường gia đình và được chăm sóc thay thế khi bị mất môi trường gia đình hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ để vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Tại Chương IV của Luật Trẻ em quy định các biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng. Nội dung này được xây dựng trên cơ sở hệ thống hóa các nguyên tắc áp dụng đối với người chưa thành niên trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành, đồng thời bổ sung các nguyên tắc được quy định tại Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các điều ước quốc tế về tư pháp đối với trẻ em mà Việt Nam là thành viên.

Thứ năm, về quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em (từ điều 74 đến điều 78), Luật quy định phạm vi, hình thức trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em và các biện pháp bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình cũng như bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Đặc biệt Luật trẻ em năm 2016 quy định điều 77 về tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em là Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và cũng là tổ chức giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyên vọng của trẻ em. Luật trẻ em năm 2016 quy định (điều 79 đến điều 102) cụ thể trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và cơ sở giáo dục trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; việc tổ chức phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, tổ chức, giữa các địa phương trong việc giải quyết các vấn đề trẻ em, thực hiện quyền trẻ em.

Để triển khai thi hành Luật trẻ em, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2017/NĐ-CP để hướng dẫn thực hiện Luật trẻ em, và còn tiếp tục ban hành những thông tư hướng dẫn trong thời gian tới.

Trên đây là những điều chúng ta cần biết về Luật trẻ em. Tập thể thầy và trò trường TH&THCS Bình Minh quyết tâm "Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em".

Một số hình ảnh của hoạt động:

Bài và ảnh: NTT


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào TTN, năm học 2024 - 2025. Liên đội trường TH&THCS Bình Minh xây dựng kế hoạch tổ chức buổi tuyên truyền về” Luật trẻ em, quyền tham gia của ... Cập nhật lúc : 8 giờ 41 phút - Ngày 15 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Căn cứ hướng dẫn thực hiện chương trình Rèn luyện đội viên do Hội đồng Đội Trung ương ban hành; căn cứ tình hình công tác Đội và phong trào thiếu nhi và tình hình thực tế của nhà trường, Liê ... Cập nhật lúc : 8 giờ 31 phút - Ngày 15 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Sáng nay, ngày 14/10/2024 Công ty TNHH - MTV Ôtô - xe máy Giang Nhàn phối hợp với trường TH&THCS Bình Minh tổ chức thực hiện Chương trình “Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 và hướng d ... Cập nhật lúc : 8 giờ 41 phút - Ngày 14 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Hướng tới chào mừng ngày thành lập lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Bác Hồ viết "Thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên bắt đầu năm học mới ... Cập nhật lúc : 11 giờ 13 phút - Ngày 10 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Hướng dẫn số 01/LN-PGDĐT-LĐLĐ ngày 16/9/2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Bình Giang, Liên đoàn Lao động huyện Bình Giang về việc Tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động năm họ ... Cập nhật lúc : 10 giờ 39 phút - Ngày 29 tháng 9 năm 2024
Xem chi tiết
Kế hoạch tuyển sinh lớp 1 năm học 2024 - 2025 của trường TH&THCS Bình Minh ... Cập nhật lúc : 14 giờ 35 phút - Ngày 6 tháng 7 năm 2024
Xem chi tiết
Sáng nay, ngày 13/5/2024, đoàn công tác Công an xã Bình Minh, huyện Bình Giang do Thiếu tá Lê Văn Hậu - Trưởng Công an xã Bình Minh làm trưởng đoàn về tuyên truyền tới thầy và trò trường TH& ... Cập nhật lúc : 9 giờ 15 phút - Ngày 13 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Sáng nay, ngày 10/05/2024, Hội khuyến học huyện Bình Giang, Hội khuyến học xã Bình Minh, Công ty TNHH MTV Ân Hiển (Mỹ Trạch – Bình Minh) phối hợp với nhà trường tổ chức trao quà cho 01 em họ ... Cập nhật lúc : 21 giờ 55 phút - Ngày 10 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Căn cứ Quyết định số 1074/QĐ-UBND ngày 06/05/2024 của UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 5, lớp 9 sử dụng trong các cơ sở giáo dục tỉnh Hải Dương. Trường TH&THCS Bình ... Cập nhật lúc : 10 giờ 39 phút - Ngày 9 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
“Bác Hồ - Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”. Lời hát trong trẻo thiết tha ấy như được cất lên từ tận sâu trái tim mỗi con người Việt Nam khi nhắc v ... Cập nhật lúc : 16 giờ 57 phút - Ngày 4 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
123456789101112131415
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Kế hoạch tuyển sinh lớp 1 năm học 2021 - 2022
Kế hoạch dạy học trực tuyến trong thời gian HS tạm dừng đến trường để phòng chống Covid-19 của trường TH&THCS Bình Minh.
Kế hoạch tuyển sinh lớp 1 năm học 2020 - 2021 của trường TH&THCS Bình Minh
Kế hoạch tuyển sinh lớp 6 năm học 2020 - 2021 của trường TH&THCS Bình Minh
Công văn số 476/MT-VP ngày 01/3/2020 của Bộ Y tế về danh mục những việc cần làm để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học.
100 câu hỏi - đáp về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong các cơ sở giáo dục.
Công văn số 180/MT-VP ngày 12/02/2020 về hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong các cơ sở giáo dục của Bộ Y tế.
Thông báo xét tuyển viên chức ngành giáo dục năm 2019 của UBND huyện Bình Giang.